Truyện tích Chử Ðồng Tử còn được gọi là truyện "Nhất dạ trạch" có nghĩa là "Ðầm một đêm". Theo sách "Lĩnh Nam chích quái", sự việc xảy ra vào đời Hùng thứ ba (cũng có sách chép vào đời Hùng thứ sáu). Lại có những truyền ngôn khác nói: đời Hùng thứ mười tám, nhà vua sinh được hai con gái là Tiên Dung kết duyên cùng Chử Ðồng Tử và Ngọc Hoa kết duyên cùng Tản Viên.
Ðiều đáng lưu ý là đời Hùng thứ mười tám, nạn chiến tranh xảy ra giữa nước Văn Lang và nước Âu Lạc của Thục Phán kéo dài, không hề thấy nói có liên hệ nào với hai nhân vật siêu phàm Tiên Dung cùng Chử Ðồng Tử. Dù cho rằng khi có Thục Phán, thì cả Tiên Dung cùng Chử Ðồng Tử đã thành tiên. Nhưng thành tiên không phải là không liên hệ gì với việc trần gian, nơi có cha mẹ, quê hương đất nước, nhất là đối với huyền thoại, nếu xét tới sau này Chử Ðồng Tử còn cho Triệu Quang Phục móng rồng. Theo ý nghĩa nội dung câu chuyện, chuyện tích Chử Ðồng Tử cũng chỉ có những tính chất đạo lý và nhân bản của thời mới lập nước (triều Hùng thứ ba), chứ không xen vào những phức tạp, câu chấp, tranh dành của xã hội đất nước đã có lâu đời (triều Hùng thứ mười tám).
Nét đẹp tiêu diêu bồng du tiên cảnh của truyện tích Chử Ðồng Tử từ khởi thủy tới kết thúc, như muốn gác ra ngoài hệ lụy cuộc sống. Trong khi ấy, nét đẹp truyện tích Tản Viên tha thiết với đời, chiến thắng bạo lực, cũng như đã từng dùng uy danh, tài năng để thi tài trong chiến thắng hôn nhân. Ðịa vị, quyền uy trong truyện tích Tản Viên là mục tiêu dẫn tới tranh chấp. Truyện tích Chử Ðồng Tử giũ sạch được sự ham muốn quyền uy, địa vị. Tản Viên chỉ thực sự nhìn thấy chân lý hóa giải chiến tranh, khi đã trải qua nhiều thử thách chiến tranh, mới cảm nhận thấy quyền uy, địa vị trong chiến tranh dâng cao thêm nỗi bất hạnh không phải là phương tiện giải thoát, không phải là nâng cao đời sống xă hội con người.
Hai nét đẹp, hai nội dung truyện tích khác nhau, được sản xuất từ hai bối cảnh lịch sử xã hội và thời gian khác nhau. Có lẽ truyện tích Chử Ðồng Tử phải xảy ra vào triều Hùng thứ ba mới hợp lý.
Về tên tuổi các nhân vật trong truyện tích Chử Ðồng Tử, nên hiểu: qua nhiều lần sao chép, ngôn ngữ thay đổi, các nhà viết sách, khi mượn chữ nho, khi thì dịch âm sao cho hợp với chữ nho, dần dần các tên nôm na bị nho hóa. Thí dụ ba chữ: Chử Ðồng Tử chỉ là dịch nghĩa của các tiếng nôm: "Ðứa trẻ bến nước", dù sau này bằng chữ nho, người ta có thể viết chữ chử là họ Chử chăng nữa, cũng chỉ là viết cho đúng thể thức của chữ nho mà thôi. Hai chữ Tiên Dung ngôn ngữ gốc có thể là "nàng tiên" hay "người đẹp như tiên" tương tự với các danh từ như "nàng Tiến Tiên Mái Lúa" trong huyền sử "Ðẻ đất đẻ nước". Chợ Hà Lõa cũng được dịch từ nghĩa chữ nôm là "chợ trời ven sông" v..v...
Từ đời Hùng thứ nhất đến đời Hùng thứ ba, không hiểu sự truyền ngôi do cha truyền con nối ngôi, hay ngôi Hùng được truyền cho người tài đức bằng cách bình bầu, suy tôn? Nhưng chắc rằng tổ chức đất nước lúc ấy mới hình thành, tất nhiên có nhiều hệ thống tổ chức, trật tự chưa hoàn hảo, cũng có thể có những phát sinh các mâu thuẫn quyền lợi. Tổ chức quốc gia vừa hình thành có những non yếu buổi đầu, nhiều lúc lâm vào cảnh bấp bênh chưa ổn định. Nó như thể xác của đất nước đang đòi hỏi có sức mạnh tinh thần.
Sự tích Chử Ðồng Tử ra đời để thổi vào đất nước Văn Lang thêm sức mạnh mới, phả vào mỗi con người, mỗi đẳng cấp những gì chưa có định hướng lương tri toàn vẹn phải được toàn vẹn.
Ðọc truyện tích Chử Ðồng Tử đừng tự đặt truyện tích vào hàng cổ tích tầm thường, người đọc sẽ tìm thấy nhiều giá trị triết lý cao quí, có thể thấy mọi cách giải quyết: mâu thuẫn nội tại trong mỗi con người, mâu thuẫn giữa người này và người khác và giữa đẳng cấp này với đẳng cấp khác. Truyện tích như dòng mước diệu kỳ, gột sạch: mọi hận thù, mọi ngộ nhận, mọi tham vọng tranh chấp.
Sách "Lĩnh Nam chích quái" trình bày nội dung truyện tích đơn giản như sau:
"Hùng Vương truyền ngôi tới cháu ba đời, sinh được người con gái tên là Tiên Dung mị nương, tuổi vừa mười tám, dung nhan tú lệ, nguyện không lấy chồng, chỉ thích ngao du thiên hạ. Nhà vua cũng chiều ý con. Mỗi năm khoảng tháng hai, tháng ba, nàng sửa soạn thuyền lênh đênh ngoài biển, vui chơi quên cả ngày về.
Lúc bấy giờ ở Chử Xá Lang (làng có bến nước) có người tên là Chử Vi Vân sinh được một người con trai là Chử Ðồng Tử (đứa trẻ bến nước). Hai cha con tính hiền lành, cảnh đã nghèo lại bị cháy nhà, của cải mất hết chỉ còn một cái khố vải. Cha con ra vào thay đổi nhau mà mặc. Sau người cha bị bệnh, khi sắp chết bảo với con:
- Ta chết thì chôn trần truồng cũng được, để cái khố vải cho con giữ lấy mà mặc.
Khi người cha chết, người con không nỡ làm theo lời cha dặn, cứ để cái khố vải quấn mặc cho cha, rồi mới đem chôn cha. Từ đó Chử Ðồng Tử thân thể trần truồng không còn khố vải mặc để đi ra ngoài kiếm ăn, phải sống trong cảnh đói rét, thường câu cá trên bờ sông, khi thấy có thuyền buôn đi trên sông lại đứng ngâm mình dưới nước xin ăn.
Bờ sông Hồng, nơi tương truyền xưa Chử Đồng Tử ngâm nửa mình dưới nước câu cá |
Nào ngờ thuyền của Tiên Dung bỗng đến nơi đó. Nghe tiếng chiêng trống, đàn sáo, thấy những nghi trượng, cờ xí, Chử Ðồng Tử sợ hãi mà không biết trốn chạy vào đâu. Chợt chàng trông thấy trong bãi phù sa có chòm lau sậy mọc lơ thơ năm ba gốc, bèn ẩn thân vào đó, rồi phải lấy tay đào cát thành huyệt để dấu kín thân mình, lại tự lấy tay phủ cát lên trên che thân cho kín. Phút chốc thuyền của Tiên Dung cũng ghé vào đó. Nàng dạo chơi, nhìn cảnh sông trong cát trắng, nàng mến cảnh, nhân thấy chòm lau sậy cũng truyền lấy màn che kín, lấy nước để nàng tắm. Tiên Dung vào trong màn, cởi quần áo, múc nước dội tắm, nước chảy cát trôi, thân hình Chử Ðồng Tử lộ ra. Hồi lâu Tiên Dung biết là người con trai, nàng nói:
- Ta đã không thích lấy chồng, nay lại gặp người này ở trong huyệt cát có lẽ trời khiến thế chăng? Thôi ngươi hãy dậy mà tắm rửa đí!
Rồi lại ban cho áo quần, cùng xuống thuyền ăn uống hoan lạc. Mọi người trong thuyền đều cho là sự gặp gỡ tốt lành, xưa nay chưa từng có. Chử Ðồng Tử nói rõ sự tích của mình cho Tiên Dung nghe. Tiên Dung thương cảm khuyên kết làm vợ chồng. Ðồng Tử cố từ, Tiên Dung nói:
- Việc này tự trời tác hợp, việc gì mà từ chối.
Những người tháp tùng đem việc ấy tâu lên với Hùng Vương. Hùng Vương giận bảo rằng:
- Tiên Dung không biết trọng danh tiết, không biết tiếc tiền của của ta, đi chơi giữa đường lại hạ giá với người nghèo, còn mặt mũi nào mà nhìn thấy ta nữa. Từ nay mặc kệ nó, không cho nó trở về nước nữa.
Tiên Dung nghe tin, sợ không dám về, bàn cùng Ðồng Tử mở chợ búa, lập phố xá cùng dân gian buôn bán mậu dịch. Dần dần nơi ấy sau trở thành một cái chợ lớn (người đời sau gọi là chợ Hà Lõa, chợ Hà Lương hay chợ Thám). Giới buôn bán nước ngoài qua lại buôn bán đông đảo và tôn kính Tiên Dung cùng Chử Ðồng Tử như bực chủ nhân. Có nhà buôn lớn nói với Tiên Dung:
Quí nhân bỏ ra một thoi vàng, năm nay cùng với người đi buôn ra ngoài biển mua vật quí, sang năm sẽ lời được một thoi (có sách chép: bỏ ra một dật vàng... sang năm lời ra mười dật vàng).
Tiên Dung bàn với Chử Ðồng Tử:
- Vợ chồng ta do trời định khiến, ăn mặc là của trời cho, bây giờ nên lấy một thoi vàng cùng với người nhà buôn đi ra biển, mua hàng về làm kế sinh nhai.
Chử Ðồng Tử cùng đi với người nhà buôn. Ngoài biển có hòn núi Quỳnh Viên, trên núi có một am nhỏ, người đi buôn ghé thuyền vào để lấy nước ngọt. Nhân đó Chử Ðồng Tử dạo chơi trên am, gặp một nhà sư trẻ tên là Phật Quang truyền phép cho Ðồng Tử. Rồi Ðồng Tử lưu lại am để học phép đạo (Thời cổ dân Việt gọi Phật là Bụt, gốc có âm từ chữ Buddah, như vậy khái niệm tư tưởng đạo Phật có ở Việt đã rất lâu đời), còn vàng thì giao cho người đi buôn đi mua hàng, dặn lúc trở về, ghé am để đưa Ðồng Tử về. Khi về, nhà sư tặng cho Ðồng Tử một cây gậy và một cái nón, bảo rằng:
- Linh thiêng tại các vật này đó!
Khi Chử Ðồng Tử trở về, đem chuyện đạo Phật nói với Tiên Dung, từ đó hai người giác ngộ, bỏ chợ búa, nghề buôn, đem nhau đi tìm thầy học đạo. Một hôm trời tối mà chưa tới chỗ nhà trọ, hai người ở lại giữa đường, đành cắm gậy úp nón lên để che. Ðến nửa đêm thấy hiện ra thành quách, lầu son, đền báu, đài các, lăng miếu, kho tàng, vàng bạc, châu báu, chiếu giường, mùng màn, tiên đồng, ngọc nữ, tướng sĩ, thị vệ tất cả đều dàn bày la liệt trước mặt. Sáng ngày ra ai ai trông thấy cũng lấy làm kinh lạ, tranh nhau mang các vật hương hoa, thực phẩm tới dâng biếu xin làm thần dân. Trăm quan văn võ phân chia mọi việc túc vệ, biệt lập thành một nước.
Hùng Vương nghe tin cho là con gái mình làm loạn mới phát binh đi đánh. Quan quân kéo đến thì quần thần phía Tiên Dung cũng xin được phân chia án ngữ. Tiên Dung cười nói rằng:
- Chuyện này không phải tự ta làm ra, cũng là trời tạo nên, sống chết cũng tại trời, ta đâu dám chống lại cha, phải thuận theo lệnh điều chính chờ lệnh trên trừng phạt, chém giết cũng đành.
Lúc bấy giờ những người mới tập họp sợ chạy tán loạn, chỉ còn những người cũ ở lại với Tiên Dung.
Quan quân kéo đến đóng doanh trại tại bãi Tự Nhiên, chỉ còn cách một con sông lớn, ngày sắp tối chưa kịp tiến binh. Ðến nửa đêm bỗng nhiên gió bão nổi lên, sông dâng nước ngập tràn, sóng cao cuốn đổ cây cối, quan quân đại loạn. Nhóm người bộ thuộc cùng thành quách của Tiên Dung phút chốc tự nhổ bay lên trời. Ðất ở chỗ ấy sụp xuống thành một cái đầm lớn. Sáng ngày ra dân gian không còn trông thấy thành trì nữa, cho là sự linh dị bèn lập đền thờ cúng lễ. Ðầm ấy gọi là đầm Nhất Dạ Trạch. Châu ấy gọi là Tự Nhiên châu. Chợ ấy gọi là Hà Lõa thị (nay thuộc địa hạt thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu (gần Phố Hiến xưa), tỉnh Hưng Yên).
Đền thờ Tiên Dung - Chử Đồng Tử |
Về sau tới thời đại Lý Nam Ðế, quân nhà Lương bên Tàu sang xâm lấn nước ta, vua sai Triệu Quang Phục làm tướng ngăn giữ. Quang Phục cho quân sĩ ẩn phục ở trong đầm, đầm rất rộng và sâu lại nhiều bùn lầy, đi lại rất khó khăn. Triệu Quang Phục cho dùng thuyền độc mộc nhỏ để đi lại cho tiện, thường cứ ban đêm lại dùng thuyền độc mộc cho quân đột kích đánh trại giặc, đốt phá cùng cướp lương thực vũ khí, làm kế kéo dài, khiến giặc kiệt quệ dần. Ba bốn năm dài giặc không thể đánh được quân ta. Tướng giặc Trần Bá Tiên phải than:
- Ðời xưa gọi là "đầm một đêm lên trời", ngày nay lại thành đầm đêm đêm ra đánh trộm.
Gặp khi Hầu Cảnh giấy loạn bên Tàu, vua Lương phải triệu Trần Bá Tiên về, ủy quyền cho Dương Sằn làm tướng thống lĩnh quân sĩ. Triệu Quang Phục lập đàn trai giới cầu đảo, thoắt thấy có vị thần cưỡi rồng hạ xuống giữa đầm, bảo Quang Phục rằng:
- Ta lên trời nhưng linh dị còn đây, ngươi có lòng thành cầu đảo nên ta đến giúp để đánh dẹp quân giặc.
Nói rồi cởi vuốt rồng đưa cho Quang Phục, bảo cài vào đầu mâu đánh đâu được đó.
Nói xong bay lên trời, Quang Phục theo lời, đem tận lực ra đánh quân Lương, chém được Dương Sằn ở giữa trận, quân giặc đại bại.
Sau được tin Lý Nam Ðế mất, Triệu Quang Phục làm vua tức là Triệu Việt Vương, đóng đô ở Vũ Ninh gần núi Trâu Sơn."
Nếu nhận xét tinh tường, chúng ta sẽ thấy nội dung truyện tích Chử Ðồng Tử bị bao phủ bên ngoài bằng hai lớp vỏ: lớp vỏ chịu ảnh hưởng tư tưởng Trung Quốc và lớp vỏ chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật Giáo. Cả hai lớp vỏ, dù đã che khuất nhiều nội dung ý thức và cốt cách truyện tích, cũng không làm cho cốt truyện mất tính chất nguyên thủy.
Ở vào triều Hùng thứ ba còn phải đợi khoảng hai nghìn năm sau, loài người mới ra đời những người như: Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử. Những cái vỏ che khuất tư tưởng, cốt cách truyện tích Chử Ðồng Tử chính là do các đời sau bị ảnh hưởng nhiễm tư tưởng Thích, Lão, Khổng.
Mở đầu nàng Tiên Dung hiện ra trong thành phần giai cấp vương giả, quí tộc. Sắc đẹp của Tiên Dung được coi là "dung nhan tú lệ" để biểu thị dung nhan diễm lệ của nàng. Qua cái tên Tiên Dung, có lẽ người xưa coi vẻ đẹp của nàng thanh thoát như tiên. Một vẻ đẹp không quyến rũ đam mê, cũng không chim sa cá lặn, không nghiêng nước nghiêng thành. Vẻ đẹp của nàng chỉ khiến người đời khi được chiêm ngưỡng sẽ xua tan mọi mối sầu trần lụy, thêm yêu đời, tăng thêm hướng sống ý vị chân thực, tốt lành và cao đẹp.
Tiên Dung đã nguyện không lấy chồng. Người con gái không muốn lấy chồng không phải là kén chồng, mà chỉ là không thỏa mãn, không hài lòng về cảnh con gái có chồng. Nhưng đã là con người, lại là người con gái đẹp, Tiên Dung cũng có tất cả những ước muốn bình thường của người con gái tới tuổi yêu đương là cần có tình yêu, rồi từ tình yêu dẫn tới hôn nhân là có chồng. Khi nàng từ bỏ ước muốn có chồng, việc chuyển từ ước muốn tới không ước muốn, tất có những nguyên nhân tư tưởng khác chiếm chỗ trong tâm hồn nàng. Là con gái vua, nàng cũng liên tưởng nhiều về triều đình của vua cha, liên tưởng tới đất nước, xã hội loài người mà cha nàng đang ngự trị. Nhờ những điều đó, nàng đang được sống trong cảnh cung điện vàng son. Những người nàng biết, nàng gặp, đều là các tù trưởng, lạc hầu, hùng tướng hoặc các bậc vương tôn công tử. Trong số họ có những người đến với nàng để được tôn xưng, quỵ lụy, van xin nàng ban phát cho ân huệ tình yêu. Với tất cả những người ấy, Tiên Dung cảm thấy không thể nhìn rõ tình cảm chân thực trong họ. Họ chỉ đến với nàng vì sắc đẹp, vì địa vị chăng? Còn với nàng thì từ có sẵn sắc đẹp, địa vị, nàng thật khó nhận ra ai đã đến với nàng vì tình yêu giữa con người và con người. Tình yêu chỉ đặt trên sắc đẹp và địa vị sẽ không phải là tình yêu chân thực.
Tiên Dung thích ngao du thiên hạ, mỗi năm khoảng tháng hai, tháng ba, nàng cho sửa soạn thuyền để lênh đênh ngoài biển vui chơi. Ngao du thiên hạ chính là tình yêu rộng lớn con người đối với nhân quần xã hội cùng với cả muôn loài trong bầu trời bao la. Tiên Dung thích ngao du cũng là để thoát khỏi những giả dối vướng mắc hàng ngày, có thể nàng thường gặp phải trong cuộc đời vương giả. Ði du chơi thiên hạ, đi trong lòng cuộc sống xã hội loài người, được tiếp xúc với tình người chân thực ở cuộc sống bình thường, giản dị, cũng là niềm tình yêu Tiên Dung muốn tự nguyện nhận trách nhiệm dấn thân vào cuộc sống. Nàng quả là con người hiếm có trong số những con người xuất thân từ giới quí tộc, biết khát khao tìm chân lý và tự tìm nhiệm vụ cho bản thân đối với cuộc đời.
Sau Tiên Dung hàng nghìn năm, ở Ấn Ðộ cũng có Thích Ca xa lánh ngai vàng điện ngọc, đi tìm chân lý. Cũng hàng nhiều nghìn năm sau, tại nước Việt có vị hoàng đế Trần Thái Tông lìa bỏ ngai vàng điện ngọc đi tìm lý tưởng cuộc đời ở nơi núi rừng thanh tịnh.
Với Tiên Dung thời gian quá lâu, cũng chẳng còn bút tích nào ghi lại những cảm nghĩ chính thức của nàng. Hãy đọc hoàn cảnh và cảm nghĩ của Trần Thái Tông lúc ra đi, xuyên qua đó, để hiểu về Tiên Dung lúc xa rời cung điện, chắc nàng cũng có những cảm nghĩ cao quí tương tự.
Sử gia Ngô Thì Sĩ khi nghĩ về Trần Thái Tông ra đi đã viết: Trần Thái Tông làm ra sách "Khóa hư lục" yêu cảnh sơn lâm, coi sinh tử như nhau... cho nên bỏ ngôi báu coi như trút chiếc giày rách.
Sách "Thiền Tông chỉ nam" cũng thuật lúc Trần Thái Tông ra đi, bỏ ngôi báu vào đầu năm 1236 (đọc tạp chí Vạn Hạnh số 1 tập hạ, trang 60. Xuất bản tại Sài Gòn năm 1965). Dưới đây là những giòng tự sự của ông vua mở nghiệp nhà Trần nói trên:
"Ðêm mùng ba tháng tư năm Bính Thân, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình, trẫm ăn mặc giả làm người thường lẻn ra ngoài cửa cung và bảo bọn tả hữu rằng: Ta nuốn đi chơi ngoài cung điện để ngầm nghe đàm luận của dân, dò tìm nguyện vọng của dân, cảm thông sự khó nhọc của họ. Lúc ấy đi bên trẫm chỉ độ bảy, tám người. Ðêm ấy vào giờ hợi, trẫm lấy một con ngựa cất lẻn ra đi. Khi đã sang qua sông bèn hướng về hướng đông mà đi, trẫm mới bảo thật cho bọn tả hữu đi theo. Bọn họ kinh ngạc ai nấy đều ứa nước mắt mà khóc. Giờ mão hôm sau đi đến bến đò Phả Lại thuộc làng Ðại Than. Trẫm sợ ban ngày có kẻ nhận ra, phải lấy vạt áo trùm mặt mà qua sông, rồi theo con đường tắt lên thẳng núi. Ðến tối vào ngủ trong chùa Giác Hạnh, đợi cho đến sáng mới lại đi. Chật vật trèo núi hiểm, lội nước sâu, sức ngựa đã mệt không muốn lên núi được nữa, trẫm phải bỏ lại ngựa, vịn đá mà leo. Ðến giờ mùi đến chân núi Yên Tử, sáng hôm sau mới leo lên đỉnh núi..."
Trần Thái Tông đi tìm lý tưởng sống, ông cảm thấy ngai vàng ông đang ngự trị không mở ra con đường cho ông tìm thấy lý tưởng. Lý tưởng mà ông tìm, trong thời ông, ông đã tu tập và biết nhiều về đạo Phật, nên ông nghĩ lý tưởng cao đẹp nhất là được đi tu để thành Phật. Là vị vua, chắc ông cũng đọc và biết truyện tích Chử Ðồng Tử và Tiên Dung, hai vị tiên bất tử của dân tộc, hẳn cũng giữ lại trong tâm ông nhiều lý tưởng thanh cao. Khi đã trèo lên đỉnh núi Yên Tử, gặp nhà sư trụ trì tại chùa, ông nói:
"Trẫm còn thơ ấu vội sớm mất cha mẹ, trơ vơ đứng trên sĩ dân, không biết nương tựa vào đâu. Vả trẫm nghĩ: sự nghiệp đế vương đời trước hưng vong bất thường, ở đời chẳng có chi vĩnh cửu nên trẫm muốn vào núi, chỉ cầu làm Phật, không còn cầu gì khác nữa".
Nhưng nhà sư trụ trì đã trả lời nhà vua:
"-Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ có trong lòng người."
Nghe được câu trả lời ấy, Trần Thái Tông tự hiểu ý tưởng cao quí nhất chính ở trong tâm hồn, trong ý nghĩ tại lòng mình, không phải đi tìm ở nơi khác.
Ðược triều thần tìm đến triệu về, nhất là với ép thúc của Trần Thủ Ðộ, cộng với sự giảng giải của nhà sư, Trần Thái Tông lại quay về với ngai vàng. Sau khi ý thức được đâu là chân lý, ông là vị vua dung nạp được cả ba nền tảng triết lý Phật, Khổng, Lão, hòa cùng bản chất dân tộc trong hệ thống tư tưởng đất nước. Dường như ông ý thức được việc xây dựng đời sống con người: đem từ bi, hỷ, xả tỏa ra trong tình người; đem nhân, nghĩa, lễ, trí, tín cùng các đức tính khác như hòa, khoan, dung, nhẫn, dũng... để con người ứng dụng trong mọi hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống, tạo sự an bình, mỗi ngày thêm tiến bộ; con người cũng tự tìm ra cách sống hòa nhập tốt đẹp cùng tự nhiên, biết yêu phong, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kỳ, thi, họa, yêu thiên nhiên, không hủy hoại, không làm ô uế không gian cuộc sống, yêu muôn loài để càng ngày xã hội loài người càng tự thăng hoa vươn tới chân, thiện, mỹ hoàn toàn. Ở triều đại của ông, các sách vở đạo lý, tư tưởng dân tộc từ thời Văn Lang, văn tự đã mai một, nhiều giá trị bị quên lãng, nhưng đã có nhiều sử, sách được triều đình cùng giới trí thức lưu tâm phục hồi các giá trị văn minh dân tộc. Các giá trị truyền thống chưa có hoàn cảnh để phục hồi toàn vẹn lại tư tưởng triết lý bản nguyên, tuy nhiên trong thời gian giữ ngôi báu, Trần Thái Tông cũng đã ý thức ngai vàng chỉ là phương tiện để ông phục vụ toàn dân và dốc tâm tìm nghĩa sống cho đời.
Dãy núi Yên Tử, nơi thời xưa Trần Thái Tông tìm đường đi tu |
Tiên Dung là người ra đời trước Trần Thái Tông khoảng ba nghìn năm, lúc ấy chưa có các tư tưởng Phật, Lão, Khổng. Các tư tưởng thời đại Tiên Dung chỉ là các tư tưởng đạo lý hướng về chân phác, trung thực, nhân hậu. Các tư tưởng đạo lý nhân sinh nằm trong các ý nghĩa của nội dung các truyện tích như "con Rồng cháu Tiên" và "trầu cau". Các truyện tích như thế mang yếu tố thôi thúc xã hội, quốc gia, cần sớm có ý thức hệ. Tự thân các tư tưởng truyện tích chưa có ý thức hệ nhân sinh toàn thiện mọi mặt. Hướng đi tìm lý tưởng của Tiên Dung không có con đường đã vạch sẵn là đạo Phật, chính đích thân nàng phải cảm nhận được thực sự những khó khăn, khổ đau của cuộc sống, thực sự ý thức được tự vượt thoát tìm cách giải thoát các khó khăn khổ ải của con người. Nhưng điều ấy cũng là cái khó khăn cho chính nàng, Tiên Dung đi tìm cái gì chính nàng cũng chưa biết. Vua cha không hiểu nàng, mọi người không hiểu nàng, nàng cũng không biết hỏi ai, tâm sự với ai? Cách nàng đi tìm lý tưởng là "ra đi với con thuyền lênh đênh ngoài biển", như một sự ra đi mà chưa biết đi về đâu! Con thuyền chở nàng ra đi chính là con thuyền chưa tìm ra bến đậu, cho mãi tới khi nàng bất ngờ gặp Chử Ðồng Tử để trở thành "biến cố lạ".
Sau khi người cha chết khố vải chôn theo cha, Chử Ðồng Tử không còn khố vải, phải ngâm phần phân nửa cơ thể dưới nước, sống tại bến nước bằng nghề câu cá, xin ăn.
Ít hay nhiều, thời đại nào, xã hội nào, cũng có những con người nghèo khổ bất hạnh, có rất ít hay không có mảy may tài sản, của cải. Họ được gọi là "giới vô sản" hay "giai cấp vô sản". Hầu hết các biến cố chính trị, xã hội, giới vô sản được vuốt ve vì là lực lượng đông đảo, về của cải họ chẳng có gì để mất, nên dũng cảm và cũng rất dễ để những nguời khôn khéo lợi dụng họ trong việc thay đổi lịch sử. Song có lẽ thống kê tất cả lịch sử những người vô sản trong loài người, không có ai có thể vô sản như Chử Ðồng Tử. Tính chất vô sản đã càng ngày càng tăng trong quãng đời buổi đầu của Chử Ðồng Tử. Cái chất vô sản có tăng tới độ nào đi chăng nữa, giá trị bất diệt cao quí nhất của con người vẫn tồn tại trong con người. Con người có thể không có tất cả mọi thứ, và bị đày ải vì vô sản, nhưng không thể mất cái mà người ta gọi con người là con người. Ở con người có những thứ quí giá tột bực như: sinh mạng, lý trí, lương tâm, tình cảm để con người tự giải phóng và tiến hóa. Tuổi thơ ấu không có mẹ, cảnh nghèo cháy nhà, rồi cha chết, tài sản duy nhất là cái khố vải đem chôn theo cha, chưa đến tuổi trưởng thành, ngoài con người ra, Chử Ðồng Tử không có bất cứ cái gì khác. Nhưng chất vô sản trong con người Chử Ðồng Tử vẫn chưa ngừng, vì khi sống ở bến nước chàng không có cả tên gọi. Có ai biết chàng là con nhà ai đâu mà gọi tên! Có ai biết chàng khi ngâm nửa mình ở dưới nước là trần truồng đâu mà ném cho cái khố vải hay cái quần rách! Chàng tránh gặp mọi người, mọi người cũng chỉ nhìn lướt qua khi thấy chàng đứng dưới nước câu cá, xin ăn, nên mọi người chỉ biết chàng là "đứa trẻ bến nước". Ðó cũng là cái tên mà người ta gọi chàng, lại cũng là cái tên lịch sử nhiều nghìn năm sau này đặt tên cho chàng, vì theo nghĩa chữ nho: "chử" là "bến nước"; "đồng tử" là "đứa trẻ". Cả ba chữ "Chử Ðồng Tử" có nghĩa là "đứa trẻ bến nước". Khi chàng trông thấy cờ quạt, nghi trượng của đám người trên chiếc du thuyền nàng Tiên Dung hiện ra trên sông, chiếc thuyền dần dần tiến lại gần, lúc ấy bản chất vô sản tưởng như không thể còn có gì để vô sản hơn, lại phải vô sản tăng thêm một mức nữa. Chàng đã phải moi cát để tự vùi cơ thể mình xuống dưới cát. Như thế chàng đã vô sản tới mức không có cả cái mà người ta không thể không có. Ðã là con người, dù vô sản, dù nghèo khổ bất hạnh tới mức nào đi chăng nữa, người ta cũng phải có nhận được ánh sáng mặt trời, có được sự sống trên mặt đất. Lúc trốn ẩn mình xuống dưới cát, Chử Ðồng Tử không còn vị trí đứng trên mặt đất, cũng không còn ánh sáng mặt trời chiếu trên thân thể. Không khí để có thể thở được trong cát, kéo dài sự sống, liệu có được bao nhiêu? Hẳn phải có những lúc chàng vẫn còn là con người sống, nhưng bị mất không khí vì nước, vì cát chảy lên mặt mũi, nên không còn có hơi thở.
Tiên Dung đã nhìn thấy Chử Ðồng Tử vào đúng giây phút then chốt trọng đại nhất, nhờ đó nàng có cơ hội trắc ẩn lương tâm tưởng như chính nàng đã vô tình tạo thêm khổ ải cho Ðồng Tử, rồi nàng lại tự khám phá và gỡ mối thắt ý thức hệ nhân sinh. Cuộc gặp gỡ ấy cũng là cuộc gặp gỡ vô cùng hệ trọng, để giải bài toán đẳng cấp giữa con người và con người. Cuộc gặp gỡ cũng xác định hoàn cảnh thích hợp, cần thiết, giải thích được: Tình thương giữa người và người chỉ đầy đủ ý nghĩa khi người có hoàn cảnh, phương tiện, phải có nhiệm vụ hợp tác và giúp đỡ người cần giúp đỡ, như giúp đỡ chính mình. Tiên Dung đã làm được như vậy, đã vượt qua mọi tư tưởng thấp hèn và các ích kỷ trở ngại. Hàng nghìn năm sau nàng, có Lão Tử nói: Danh khả danh phi thường danh, đạo khả đạo phi thường đạo (Cái danh đáng gọi là danh không phải là cái danh thường, cái đạo đáng gọi là đạo không phải là cái đạo thường). Những kẻ chỉ nghĩ tới danh dự, đạo đức phù phiếm, ích kỷ, tầm thường, coi sự giàu sang vương giả cho bản thân là cứu cánh cuối cùng của con người, ngoài ra không còn cần biết gì tới nhân quần xã hội, tất quần thể cuộc sống không an bình, không tiến bộ, và cái cá biệt giàu sang, đạo đức tầm thường, ích kỷ, trong tương lai khi gặp cơn biến loạn cũng tan tác như bọt nước. Ðúng như Trần Thái Tông đã nghĩ: ngay cả làm vua cũng chẳng đáng để ông quan tâm. Người như Tiên Dung tất cũng không bao giờ nghĩ tới những danh dự giả dối bề ngoài, những đạo lý trống rỗng tầm thường, không thực sự nâng cao giá trị cuộc sống.
Chử Ðồng Tử cũng chạy trốn những cái mà Tiên Dung muốn chạy trốn, nhưng chạy trốn trong nỗi kinh hoàng sợ hãi của một nạn nhân, của sự nghèo khổ, cơ cực, đơn dộc. Sự sợ hãi kinh hoàng của chàng không hoàn toàn khiếp nhược mà là sự sợ hãi kinh hoàng của ý thức tự nhiên muốn sống trong một xã hội loài nguời hoàn hảo đầy ắp tình thương yêu chan hòa bình đẳng.
Là một thiếu niên trần truồng, Chử Ðồng Tử đi câu cá, thậm chí phải đi xin ăn, chứng tỏ môi trường sống của chàng ở nơi hoang vu rất cô đơn, không có bất cứ sự hỗ tương quần thể nào. Có lẽ vì chàng còn tuổi trẻ, không ai chỉ bảo cách giao tiếp, bản thân chàng cũng không muốn giao tiếp cùng ai vì không có khố vải. Ðiều kiện chàng sống thực khắc nghiệt, vừa phải ngâm mình dưới nước tự hành hạ cơ thể lại phải hạn chế sinh hoạt nuôi thân. Sản phẩm duy nhất chàng có thể làm ra được là những con cá chàng câu, đành phải bán tại chỗ và bán rẻ cho các thuyền bè qua lại. Với chàng ngay cả những đồng tiền bán cá rẻ nhiều khi cũng vô dụng, vì chàng chỉ dám gặp người khác khi ngâm nửa người dưới nước, đành phải cho cá và xin lại cơm ăn. Vì thế truyện tích mới cho biết rõ: "chàng phải câu cá và xin ăn", chỉ như là một sự đổi chác. Tình cảnh sống ấy nâng cao phẩm chất đặc trưng của "đứa trẻ bến nước". Nét đặc trưng mà sau thành tên gọi. Cái bến nước lạnh lùng, khi có người thì ngâm mình dưới nước, khi không người lên bờ nằm ủ mình trong cát. Cái lạnh cũng như khi trời nắng trở thành nóng của cát đem lại những cảm giác mát mẻ hay đầm ấm, thân thiết duy nhất cho Chử Ðồng Tử. Vì vậy khi nhìn thấy du thuyền sang trọng, chàng muốn chạy trốn những con người cao sang, quyền quí, trong đó có cả Tiên Dung.
Khi truyền lệnh cho người quây màn trên bãi cát, tâm hồn Tiên Dung có sự tự nhiên đồng cảm nhận: nơi Ðồng Tử ẩn mình trốn chạy cao sang, giả dối cuộc sống, cũng là nơi Tiên Dung tìm đến tắm rửa trút sạch mọi hư cấu tồn đọng bụi trần ai. Nàng từ cung điện vàng son quyền quí, sống ngao du trên du thuyền xa hoa sang trọng, rồi cũng chỉ để lương tri, tình cảm dẫn tới nơi có cát trắng, lau sậy màu xanh mọc lơ thơ trên bãi tắm tự nhiên. Trong tự nhiên Tiên Dung được hưởng không khí, cảnh trí trời mây bến nước thanh vắng, sông trong gió mát. Nàng muốn tắm nơi không là cung đình, điện ngọc, không nước trầm hương đựng trong bồn sứ, không kẻ hầu người hạ, một mình nàng với nguồn nước trong tự nhiên. Âu cũng là cảm nhận của tất cả mọi con người, từ nghìn xưa tới nghìn sau, hòa mình trong tự nhiên vẫn là sự nhiệm mầu đem con người đến gần chân lý cuộc đời.
Ðang khi Tiên Dung tắm, nước tắm dội chảy xuống làm cho cát trôi đi, nàng chợt thấy dưới nền cát nước đục, hiện ra một sinh vật biết cử động, nhìn kỹ ra thì sinh vật ấy chính là một con người vừa như khiếp sợ, vừa như muốn vùng vẫy chạy trốn thoát khỏi điều gì và cũng đang trần truồng như nàng đang tắm. Nhìn chàng, nàng thấy từ nét mặt tới ánh mắt ở con người đang cùng cực khổ ải toát ra sự hiền lành, nhân hậu, lại như ngầm ẩn chứa bên trong đầy đủ giá trị lương tâm, tình cảm thuần nhã. Ðến khi nàng nhìn rõ con người trần truồng kia lại là người con trai đang độ tuổi nàng, toàn thân da sạm nắng đen đủi, nhợt nhạt vì dính đất cát, đầu tóc rối bù, chân tay, thân thể lem luốc. Với thoáng thoạt nhìn đầu tiên vào người con trai ấy và với chính nàng cũng vừa qua phút kinh hoàng thảng thốt, Tiên Dung cũng tự biết trong sự tắm lạ lùng này, cũng rất lạ lùng nàng gặp một người con trai bất hạnh tột độ trong phòng tắm vải che trên bãi cát. Nàng gặp một người con trai đã phải chịu đựng mọi chứng tích tồn đọng đày đọa khổ ải, do hoàn cảnh bi đát, tai nạn nào đã dẫn tới?
Hai con người gặp nhau không quần áo, không có vướng mắc nào trên cơ thể khiến người ta dễ không phân biệt: sang, hèn, giàu, nghèo, nhưng hai thái cực khổ nạn và sung sướng hằn rõ trên thân thể con người. Hình hài chân thực con người gợi lên nghĩa nhân ái trong hai trạng thái: Tiên Dung trong kinh hoàng ngạc nhiên, thì Chử Dồng Tử trong kinh hoàng sợ hãi. Và cũng tự nhiên người tỏ thái độ thiện cảm, cần lên tiếng trước ắt phải là Tiên Dung, nàng muốn Chử Ðồng Tử trấn tĩnh lại tinh thần. Ðợi khi Chử Dồng Tử nhìn nàng bớt sợ hãi, Tiên Dung nói:
- Ta đã không thích lấy chồng, nay lại gặp người này ở trong huyệt cát, có lẽ trời khiến thế chăng? - Thôi ngươi hãy dậy mà tắm rửa đi!
Thái độ của Tiên Dung lúc tắm với Chử Ðồng Tử, đối với một số người trong đó có cả vua cha nàng, là thái độ quá sỗ sàng, hạ giá, tự xóa bỏ, tự làm ô nhục nhân cách con người cao sang. Hơn thế nữa, thậm chí còn có nhiều người kết tội nàng là hạng con gái dâm đãng. Nghĩ cho cùng, truyện tích mãi còn nguyên vẹn giá trị truyện tích.
Tiên Dung và Chử Ðồng Tử tiêu biểu cho hai đẳng cấp: một người thuộc đẳng cấp quí tộc thượng lưu, người còn lại thuộc đẳng cấp vô sản cùng dân. Nhưng cả hai người cùng chạy trốn xa lánh tổ chức cơ chế xã hội con người chưa hoàn thiện. Tiên Dung xa lánh các triều nghi, pháp chế, kỷ cương, quyền hành, giàu sang để tìm tới các nơi thanh thoát bình dị, mong bình lắng được tình cảm, tâm hồn, như muốn hướng về một cuộc sống chân, thiện, mỹ. Nàng chạy trốn những giá trị thấp kém trong cuộc sống do sa đọa vào đống bùn giàu sang quyền quí.
Sự kinh ngạc ở trạng thái khỏa thân trong những giây phút đứng trơ trơ, dằn vặt, trắc ẩn nhìn người con trai toàn thân da sạm nắng, đen đủi, nhợt nhạt đầu tóc rối bù, chân tay lem luốc do nước cát đục bám khắp người, đã đến với nàng như sự chỉ định của tự nhiên, của trời, đất, giao phó cho nàng trách nhiệm mới trong cuộc sống, trong lý tưởng làm người.
Ðất nước Văn Lang có muôn dân sinh sống với triều đình nghi vệ trăm quan, nhưng điểm sáng chân lý không bật sáng trong cung điện huy hoàng. Ðiểm sáng chân lý cho cuộc đời, cho con người, cho dân tộc, bừng ánh bình minh ở nơi bến nước Tự Nhiên, nơi có chàng trai nghèo khổ tột cùng gặp gỡ nàng con gái vua cao sang quyền quí.
Mọi cấu tạo cuộc hội ngộ rất mực tự nhiên, từng diễn tiến sự việc chuyển vào các tình tiết cũng hết sức hợp lý tự nhiên. Cốt cách truyện tích khác với các truyện tích cổ xưa khác.
Trong "tắm sạch con người", Tiên Dung muốn gột rửa sạch mọi trần cấu giả dối, giũ đi mọi phù hoa hư ảnh. Tiên Dung cũng đã chân thực nói với Chử Ðồng Tử: "-Thôi ngươi hãy dậy mà tắm rửa đí!", ngay trong lời nói nàng muốn Chử Ðồng Tử đừng sợ hãi, đứng thẳng người ngang hàng với nàng, bảo chàng cũng: "tắm sạch con người" cả thể xác lẫn tâm hồn. Việc "tắm sạch con người" của Chử Ðồng Tử là gột rửa sạch mọi thứ: nghèo đói, kinh hoàng, khổ ải, sợ hãi, để con người vô sản Chử Ðồng Tử tự đứng dậy hiên ngang đương đầu và chiến thắng mọi thứ khổ ải chàng phải chạy trốn. Con người vô sản cũng có những giá trị cao quí: trước hết là chính sinh mạng, tâm hồn, tinh cảm của mình, tự mình phải bảo vệ, nâng cao, không thể để bị lợi dụng, bị hứa hẹn phỉnh gạt, hay bị tước đoạt. Về tình cảm, Ðồng Tử cảm thấy ở Tiên Dung như cánh tay êm dịu trừu mến tình thương ở chính nàng và nàng còn đại diện cho cả loài người đã giơ ra để kết thân với chàng. Tiên Dung nhìn ánh mắt Chử Ðồng Tử cũng cảm thông hết tâm hồn của chàng, khi chàng nhìn nàng. Từ khi mất người cha thân yêu, chàng chỉ cảm thấy tất cả mọi người như xa lánh, như khinh ghét, chưa có ai hiểu chàng. Khi nhận được ánh mắt nhìn, cử chỉ của Tiên Dung toát ra niềm cảm thương vô hạn bao quanh chàng. Còn chàng, dù chưa thể nói lên lời, từ đáy lòng đã cảm mến Tiên Dung như mang đến nguồn tình thương cùng lẽ sống cao đẹp đến với cuộc đời.
Giả sử bất cứ người con gái vương giả, quí tộc nào khác, hoặc vua cha, hoặc một công hầu khanh tướng nào trong triều đình nhìn thấy Chử Ðồng Tử trong cảnh ấy, đều không thể nhận chân được giá trị con người ở Chử Ðồng Tử. Con người duy nhất có thể nhận hết giá trị con người của Chử Ðồng Tử là Tiên Dung. Và nàng cũng chỉ có thể nhận được hết giá trị ở trong cảnh ấy, ở vào lúc ấy, ở nơi ấy, nơi xứng đáng là chốn Thiên Ðường Tự Nhiên, nơi những con người cùng trang lứa tuổi, cùng chung cảm xúc tâm hồn, nhìn thấy nhau trong chân lý tuyệt đối thánh thiện.
Từ địa vị giàu sang quyền quí, con người lại không có đầy đủ chất đẹp tâm hồn, khi nhìn thấy Chử Ðồng Tử vùi mình dưới cát, chỉ cảm thấy ghê tởm khinh miệt. Mặc dù người khổ ải tìm đường chạy trốn bị đẩy vào chỗ không còn lối thoát để chạy trốn, vẫn có thể bị kết tội xúc phạm đấng bề trên khi bậc bề trên tôn kính đang tắm. Rồi nếu người ta độc ác, đặt vào nạn nhân một thứ tội nào đó, dùng các hình phạt: chọc mù mắt, cắt lưỡi, hay độc ác hơn là đem giết đi. Kẻ có nhiều quyền cao chức trọng, muốn kết tội nạn nhân vô tội, bất cứ tội gì mà chẳng được. Nhưng với Tiên Dung, từ địa vị giàu sang vương giả, quyền quí lại phát sinh ra tình thương trong sáng vô hạn. Giả dụ với tâm hồn cao thượng như nàng, mà nàng lại nghèo khổ như Chử Ðồng Tử, cũng đen đủi vì đất cát, nắng, mưa, không mảnh vải che thân, họ kết hợp nhau như muôn triệu cuộc tình duyên nghèo khổ khác: "nàng con gái vô sản yêu thương chàng con trai vô sản". Hoặc ngược lại, Chử Ðồng Tử là một công hầu quí tộc kết hôn với Tiên Dung, chắc chắn tình yêu thương siêu đẳng như trên cũng không thể có được. Trong sự gặp gỡ này cũng phát sinh một minh lý mới: "khi con người khác đẳng cấp, biết yêu thương nhau, thì tình thương ấy mới tuyệt vời, tuyệt mỹ" và mới tạo cho xã hội những yếu tố công bằng, hòa hợp, xây dựng thăng hoa, sáng đẹp. Nếu con người khác đẳng cấp căm thù, tiêu diệt lẫn nhau, hoặc không hợp tác với nhau tất loài người dần tàn lụi, đi tới sự tự sát, tự diệt. Cũng từ biến cố gặp gỡ này, nên nêu ra một câu hỏi: -Nếu loài người tất cả đều là "vô sản", liệu lịch sử nhân loại sẽ tiến bộ ra sao? Và xã hội loài người biết đến bao giờ thực sự xóa bỏ được giai cấp? Khi sức mạnh giai cấp luôn manh nha bộc phát trong cái vỏ ảo ảnh vô sản?
Thiết nghĩ Tiên Dung thực xứng đáng là đấng giáo chủ của chủ nghĩa xã hội nhân ái cho cả loài người.
Ở thiên đường Tự Nhiên. Chử Ðồng Tử và Tiên Dung, cả hai sau khi "tắm sạch" trở thành những người tinh khiết, đã không còn những xấu xa trần tục nên không thể xảy ra những đột biến đáng tiếc:
- Gã vô sản Chử Ðồng Tử, vì phản ứng chạy trốn cùng đường, trở thành phẫn uất liều mạng, tìm cách giết người con gái khác đẳng cấp với mình.
- Người con gái quý tộc Tiên Dung, vì muốn giữ giá trị cành vàng lá ngọc của mình, hô hoán bọn người tùy tùng bắt trói và hành hạ Chử Ðồng Tử như một tên thích khách.
Nếu như thế, tấn bi kịch cuộc sống giữa con người và con người từng đã tự nhận là cùng "con Rồng cháu Tiên" trong "một bọc trăm trứng" đến bao giờ mới được kết thúc?
Tấn bi kịch nào dù có thê thảm và kéo dài nhưng cũng có lúc phải chấm dứt. Ðã là con người, con người không có thể ngu tối đến độ: sống mãi trong bi kịch mà không có khám phá sáng suốt nào để biết chính cõi đời mình đang sống là bi kịch.
Hội ngộ trong khi hai cơ thể trần truồng, nhưng trần truồng để tất cả những giá trị cao quí, chân thực của con người được thể hiện. Sự trần truồng phá vỡ mọi thứ vỏ giả dối, bất bình đẳng, nhất định không thể có mảy may vẩn đục tì vết của lõa thể dâm đãng. Không gian Tự Nhiên tạo dựng lối đi đăng quang khỏa thân tuyệt đối thăng tiến tự do: con người tự giải thoát khỏi mọi gông cùm, thành kiến nô lệ hủ bại vươn tay bắt lấy chân, thiện, mỹ làm cứu cánh cuộc sống.
Mọi yếu tố cấu tạo nên hoàn cảnh chỉnh đốn ý thức tư tưởng hai người, để hai người trở về bản chất Tự Nhiên với lương tri, nhân cách hoàn toàn. Trong nhiều phút giây ấy, hai người nhận được khoảng không bay bổng thánh thiện, không áp lực, không thấp hèn. Cả hai trở về nguyên lý sống nguyên thủy hội ngộ trong thanh cao, tinh khiết và vô nhiễm. Lịch sử trước họ và có lẽ cả lịch sử sau họ không hề bao giờ có sự hội ngộ Tự Nhiên, thiên xứng như họ đã hội ngộ. Họ đã sống trong thực tế hạnh phúc hơn, hay ít ra cũng bằng những Adam và Ève trong vườn địa đàng tưởng tượng của con người.
Hai người như hiểu rõ tâm hồn ý nghĩ nhau, cùng nhau tắm rửa mặc quần áo rồi ra khỏi thiên đường Tự Nhiên, về với đoàn tùy tùng, với chiếc du thuyền của vương cung, hội nhập vào xã hội bình thường của loài người. Nhưng họ lưu giữ mãi thiên đường Tự Nhiên trong ký ức, không bao giờ bỏ lại thiên đường ấy sau lưng họ. Niềm hoài bão của họ bắt đầu. Họ mong ước xã hội loài người cũng là một thiên đướng rộng lớn: mọi người thương yêu nhau, người có địa vị, quyền chức, phương tiện, hoàn cảnh nhiều nhất phải là người có tình thương và trách nhiệm lớn nhất đối với những người nghèo khổ, cơ cực nhất.
Trí tưởng tượng phong phú loài người từng xây dựng những xã hội tuyệt hảo: niết bàn, thiên đuờng, cực lạc, bồng lai... và những mẫu người siêu việt: phật, chúa, tiên, thần, thánh... Song mục đích chung là tất cả những xây dựng trừu tượng ấy ngụ ý đồng loạt chấp nhận: trước khi bước chân vào ngưỡng cửa niết bàn hay thiên đường, con người phải là con người hoàn hảo trước đã. Nói cách khác, những kiến tạo trừu tượng thiên đường, niết bàn v..v... chỉ là những tiêu điểm hướng dẫn con người thành con người toàn thiện.
Về phía Tiên Dung nàng cũng hiểu hoàn cảnh khó xử của vua cha. Nàng cũng tự biết chỉ có nàng mới nhìn thấy lương tri cùng đức hạnh của Chử Ðồng Tử. Lại cũng từ hoàn cảnh nàng có được, chỉ có nàng là người duy nhất cảm thông đáy lòng vua cha. Trong cuộc sống cha nàng là người yêu thương nàng nhất, nhờ sự yêu thương của cha khiến nàng được là người con gái sung sướng, quyền quý nhất nước. Cũng vì vậy, khi gặp Chử Ðồng Tử, nàng tự cảm thấy chính nàng là người phải có lương tâm, trách nhiệm, như chính nàng bắt nàng chung sống với Chử Ðồng Tử mới có được cuộc sống lý tưởng đẹp, hữu ích cho đời.
Chử Ðồng Tử, con người vô sản tột cùng cả về vật chất lẫn tình cảm, khi hiện thân trong thiên đường Tự Nhiên cùng Tiên Dung, chàng hoàn toàn vĩnh biệt khỏi kiếp sống đọa đày, khổ cực. Chuyển vào cuộc sống mới thay đổi, Tiên Dung còn bị những ràng buộc vật chất, tinh cảm níu kéo nàng. Ngay trong chiếc du thuyền của nàng còn có nhiều của cải, nhiều vật dụng đáng giá và nhiều kẻ hầu người hạ. Trong cuộc sống mối liên hệ giữa người và của, nhiều khi khó hoàn thành được giá trị và nghĩa vụ. Ít người có thể ứng dụng câu nói "người là vàng, của là ngãi", chỉ vì của cải người ta quên mất tình người, lại cũng vì của cải người ta sa vào các thảm họa đam mê, các tội ác kiêu sa mất nhân tính con người.
Thật là ngu dốt, nếu loài người quy định những nguyên tắc, những pháp luật để tôn vinh hay kết tội con người khi gắn vào hoàn cảnh được sinh ra. Như thế chỉ làm con người ỷ lại hèn yếu, nếu được sinh ở hoàn cảnh tốt. Ngược lại tạo thấp kém khó khăn cho con người sinh ở hoàn cảnh xấu. Giá trị đúng vẫn phải đánh giá ngay tại bản chất lương tâm con người. Vả lại, không ai có thể tự chọn cho bản thân khi sắp chào đời được sinh ra đúng hoàn cảnh mình muốn.
Lúc đầu mọi người tùy tùng theo hầu Tiên Dung, đều cho sự gặp gỡ của Tiên Dung và Chử Ðồng Tử là sự tốt lành, sau đó trong số những người tháp tùng về tâu lên vua, chắc hẳn đã có nhiều lời tâu không tốt cho Chử Ðồng Tử. Họ không thể chấp nhận Chử Ðồng Tử từ hoàn cảnh nghèo khổ thấp kém lại là chồng một người mà hàng ngày họ hầu hạ, quỵ lụy, tôn kính.
Không thể cùng Chử Ðồng Tử trở về vương triều, Tiên Dung cùng chồng mở chợ búa, lập phố xá, cùng dân gian mậu dịch.
Nơi thị tứ tại đầm Dạ Trạch cũng có tên là Hà Lõa thị. Có lẽ nơi Chử Ðồng Tử gặp Tiên Dung trên bãi cát cũng không xa nơi sau này chàng "cắm gậy úp nón" hóa thành lâu đài thành quách. Khoảng địa giới này là miền đất mà ngày nay có sông Hồng, sông Ðuống, sông Luộc và sông Thái Bình bao quanh. Miền này về sau cũng là nơi mọc lên thị tứ: "thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố Hiến" (nay ở xã Dạ Trạch và nhiều làng xã phụ cận thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có đền thờ Chử Ðồng Tử, Tiên Dung, người dân mở hội vào ngày 10 tháng 2 âm lịch).
Văn minh loài người phần phát triển rất lớn do mậu dịch giao lưu, buôn bán. Sự sinh hoạt xã hội, sản phẩm của một người có thể được nhiều người dùng tới và ngược lại, có những nhu cầu của một người phải nhờ nhiều người tạo nên. Sống riêng lẻ không giao lưu, con người sẽ không có tất cả mọi thứ, gần giống như con vật, ngoại trừ thực phẩm tự kiếm cùng cái hang hay tổ của nó. Sự buôn bán giao lưu không có tính cách trực tiếp sản xuất, nhưng chính nó thúc bách, kích thích, giúp đỡ mọi sự sản xuất, phát triển và tiến bộ.
Cuộc gặp gỡ Tiên Dung, Chử Ðồng Tử cũng là sự tương quan giao lưu giữa đẳng cấp thượng lưu vương giả và đẳng cấp vô sản cùng dân. Cuộc sống không thể không có đẳng cấp, nhưng đẳng cấp này không hợp tác với đẳng cấp khác, lại tương tàn, tương ác xung khắc, cuộc sống loài người sẽ dẫn tới��#7921; hủy. Quy luật tự nhiên ấy, cũng có trong ý thức của những người sáng suốt. Vì vậy Tiên Dung đề nghị kết duyên vợ chồng cùng Chử Ðồng Tử trong khi chàng bị mọi người khinh rẻ, bị thua kém mọi mặt về vật chất, dù chàng từ chối, Tiên Dung đã chỉ ra ánh sáng chân lý : "Việc này tự trời tác hợp.. Cái lẽ tự nhiên của trời, đất cũng là cái lẽ tự nhiên của cuộc sống con người!
Không cần phải có gậy thần cắm xuống đất và nón phép tiên úp lên trên biến thành phép lạ. Ngay phút ban đầu xây dựng sự nghiệp, chưa gặp nhà sư trẻ núi Quỳnh Viên ngoài biển truyền phép lạ, Tiên Dung và Chử Ðồng Tử đã thành công trong việc xây dựng một tổ chức xã hội đời sống được nhiều người mến chuộng, kể cả người ngoại quốc. Sự thành công hoàn toàn do chính bản thân cùng tài đức của hai người. Sự nghiệp trong giai đoạn đầu, hầu như Tiên Dung đã một tay xây dựng cơ đồ. Chử ÐồngTử chỉ như người phụ tá, nhưng lại là đối tượng nhân ái cao đẹp, luôn luôn nhắc nhở Tiên Dung gắn bó không quên trách nhiệm với người hiếu hạnh, cô độc, nghèo khổ.
Việc Tiên Dung cùng Ðồng Tử bàn luận, rồi Ðồng Tử đem vàng theo người lái buôn ra biển khơi, gặp núi Quỳnh Viên, gặp nhà sư trẻ, cuối cùng bỏ ý định đi buôn, giao vàng cho người lái buôn. Trong chuyến đi này Ðồng Tử có những thay đổi đột ngột, coi nhẹ vàng, coi nhẹ việc buôn bán, coi nhẹ cả lời dặn của Tiên Dung. Trên cảm nhận nào đó đã thấy, ở con người chàng luôn luôn cầu tiến, sáng tạo, chủ động, không ỷ lại, không cầu an, giàu lòng vị tha nhân quần xã hội.
Giữa Chử Ðồng Tử và Tiên Dung, hai người chỉ là một, họ cùng theo đuổi chung sứ mệnh. Dù cách biệt trong không gian nhưng tâm trí họ gần gũi nhau. Hẳn đã có cuộc chất vấn cặn kẽ để tìm hiểu giữa nhà sư trẻ và Ðồng Tử trên núi Quỳnh Viên giữa biển. Chân lý tìm thấy chỉ thực sự trong sáng, thẳng thắn khi sự tranh luận biện thuyết không bị những áp lực, định kiến hoặc khuynh hướng bên ngoài chi phối. Trong cuộc sống xã hội loài người liệu có sự tranh luận nào không bị áp lực bên ngoài tạo ảnh hưởng? Chỉ có sựranh luận giữa biển khơi có trời, mây, núi, và sóng biển làm trọng tài, cổ vũ vô tư là khung cảnh thích hợp nhất để tìm ra chân lý. Cuộc hội kiến này diễn ra ra sao hậu thế không thể biết rõ. Chỉ biết khi chia tay, nhà sư trẻ tặng Ðồng Tử một cây gậy và một cái nón, rồi nói: "Linh thiêng tại các vật này đó!"
Ðiểm chính cần nhận xét: chân lý được cả Chử Ðồng Tử và Tiên Dung khao khát mong đợi, quí trọng, chắc không phải là môn pháp thuật phù chú, bùa ngải. Thế mà nhà sư đã tặng Chử Ðồng Tử "gậy và nón", nói rằng "linh thiêng tại các vật này đó!"
Tặng nón và gậy, nhà sư có ý trao cả sứ mệnh mình theo đuổi, phó thác để Chử Ðồng Tử thực hiện giúp, một kiểu "chân truyền y bát" giống như các tu sĩ Phật giáo về sau vẫn thường làm. Cả Chử Ðồng Tử và nhà sư đã cùng coi sứ mệnh trao cho nhau là sứ mệnh chung phụng sự loài người. Một sứ mệnh thực to lớn cao cả, nhưng người nhận chịu thực hiện sứ mệnh lại không có gì, ngoài "cái gậy và cái nón". Hai vật này tượng trưng cho ý nghĩa: người tự nguyện vì chân lý sẽ tự hành bôn tẩu nắng mưa nhọc nhằn, chỉ với cái gậy và chiếc nón, để phụng sự nhân quần xã hội, không có quyền cho mình sở hữu tài sản hay địa vị nào cả. Trong thâm tâm họ cũng dửng dưng trước mọi tài sản, địa vị.
Sau khi từ giã núi Quỳnh Viên, vượt biển về nhà, Chử Ðồng Tử đã cùng với Tiên Dung quyết định ngưng mọi hoạt động buôn bán mậu dịch. Hai người thực hiện cuộc hành trình "tìm thầy học đạo", trên đường đi, ngay khi chưa tìm được thầy để học đạo, giữa đường vắng, gặp trời tối, đành "cắm gậy úp nón" để làm chỗ trú thân qua đêm, bỗng tới nửa đêm lâu đài, cung điện hiện ra. Nét diệu kỳ biến hóa huyền bí của huyền thoại lại như muốn ngầm giải thích: thành quả xây dựng đời sống tốt đẹp do chính bản thân hai người Chử Ðồng Tử, Tiên Dung làm ra, do chính họ tìm thấy phương pháp ứng dụng chân lý vào cuộc sống, một cách hoàn toàn tự lực.
Tư tưởng đạo lý nhân bản ấy chủ ý đem mọi phương tiện, chủ hướng ra phục vụ mọi người, đã trở thành thứ chủ nghĩa được mọi người hưởng ứng. Từ phút ban đầu chỉ có "gậy và nón", tiến tới đi đến đâu, ở bất cứ nơi nào, thậm chí ở giữa nơi hoang vắng vào lúc nửa đêm, cũng có nhiều người nô nức hưởng ứng tin theo, để rồi nhanh chóng xây dựng thành xã hội có chế độ, có kiến trúc, có cộng đồng sinh hoạt dân gian biệt lập. Cũng vì mau chóng thành tựu quá, khiến người ta có cảm nghĩ: "cắm gậy úp nón" tự nhiên có phép lạ biến thành một nước. Nhất là đối với thời xưa quan niệm "phép lạ" thường có trong tất cả mọi câu chuyện cổ tích mang truyền thuyết huyền sử:
"...Cầm gậy và úp nón lên để che. Ðêm đến canh ba thấy hiện ra thành quách lầu son đền báu, đài các, lăng miếu, kho tàng, vàng bạc châu báu, chiếu giường mùng mền, tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ..."
Tất cả những thứ kể trên là âm thanh, màu sắc, hình tượng, của một thiên đường, một nơi chốn bồng lai, tiên cảnh người xưa mơ ước. Chúng là bức tranh toàn cảnh phản ánh xã hội đời sống con người mà mọi người thời xưa đều muốn được sống trong đó, thay thế cho xã hội con người đang phải sống còn nhiều thiếu thốn, bất công và áp bức. Trong cuộc đời trần lụy con người càng muốn giải thoát xã hội chưa được hài lòng một cách mau chóng, người ta lại càng mong mau chóng có được một xã hội đúng theo thiên đường như ý. Do đó qua truyền tụng truyện tích Chử Ðồng Tử, từ nhiều yếu tố cấu tạo, mới có biến cố kỳ diệu thần thánh: "cắm gậy úp nón" bỗng chốc hóa thành nước thiên đường, bồng lai tiên cảnh.
Dù không hề có bất cứ chủ ý nào muốn chống lại triều đình, nhưng để thực hiện xã hội lành mạnh, Tiên Dung và Chử Ðồng Tử cũng phải cùng với những người chung chủ đích đề cao lý tưởng nhân ái mới, cùng với mọi người dân đặt ra các qui ước, hệ thống tổ chức, điều lệ, cổ vũ và bảo vệ lòng nhân ái, vị tha cùng các quyền, thí dụ như: tự do cư trú, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do nghề nghiệp, tự do sinh sống, tự do tư tưởng, tự do nghị luận v..v... Nhờ như vậy sinh hoạt xã hội trù phú, thịnh vượng và người các nước ngoài tới nhiều cư trú. Ðời sống xã hội do hai người chỉ đạo bớt được nhiều những bất công, bất bình đẳng. Lòng vị tha, nhân ái được nâng cao, nhân phẩm cùng đạo đức được tôn trọng.
Sự hình thành chế độ xã hội lành mạnh của một vùng đất gắn liền với lãnh thổ nước Văn Lang, rất có thể tạo sự biến động lớn đối với nội tình chính trị, an ninh nước Văn Lang lúc ấy.
Truyện tích chép:
"Hùng Vương hay tin cho rằng con gái mình làm loạn, mới phát binh đi đánh. Quan quân kéo tới, quân thần (phía Tiên Dung) xin phân chia án ngữ. Tiên Dung cười nói:
- Chuyện này không phải tự ta làm ra, cũng là trời tạo nên, sống chết cũng tại trời, ta đâu dám chống lại cha, phải tuân lệnh điều chính chờ lệnh chém giết. Lúc bấy giờ những người mới tập họp sợ chạy..."
Con người, chế độ và mọi sinh hoạt loài người, tất cả đều chỉ là các hình ảnh trong cuốn phim dài bất tận, hiện ra rồi mất đi, nhường chỗ cho màn hình lịch sử sau thay thế. Nhưng những con người, chế độ hoàn thiện, còn mãi cho các thế hệ sau ca ngợi và bắt chước. Những chế độ và con người chỉ tạo nên lịch sử đen, tất nhiên là những đoạn phim, dù có choáng lộn nhất thời, cũng bị các đời sau ném bỏ vào đống rác, quên lãng trong bóng đêm. Hầu hết các biến chuyển thay đổi lịch sử, thời xưa thường gọi là "giấy nghĩa", về sau thường gọi là "cách mạng" bị lôi cuốn vào cơn lốc: chiến tranh, giết chóc, hận thù. Nhưng lý tưởng có trong thiên đường Tự Nhiên của Tiên Dung, Chử Ðồng Tử không có hận thù, chỉ có nhân nghĩa và trách nhiệm. Nên Tiên Dung chấp nhận chờ đợi vua cha chém giết, chứ không cho quân tướng của nàng chống lại đoàn quân triều đình. Trong lòng các cuộc "giấy nghĩa" hay "cách mạng", ít hoặc nhiều, thường dung dưỡng hoặc tạo các yếu tố phi nhân tính, nổi loạn, hận thù đồng hành với cuộc khởi nghĩa, không dạy dỗ được toàn vẹn lương tâm con người. Xã hội "thiên đường Tự Nhiên" của Chử Ðồng Tử và Tiên Dung không phải là xã hội hình thành trong cách mạng hay giấy nghĩa. Xã hội được qui tụ không có tiêu hướng chống đối, giấy nghĩa mà do bản thân tổ chức xã hội toàn thiện khiến mọi người nô nức tự nguyện tới sinh sống. Nhân phẩm cùng giá trị nhân ái con người sống trong xã hội ấy luôn được nâng cao, thể hiện trong câu nói của Tiên Dung: Ta đâu dám chống lại cha, phải tuân lệnh điều chính, chờ lệnh chém giết và tất cả những quân tướng dưới quyền nàng cũng hiểu rõ ngay tư tưởng, mục đích duy trì thanh bình, đạo lý, nên không ai dùng bạo lực chống lại bạo lực, đem chiến tranh chống lại chiến tranh.
Con người sống thuộc loại "giá áo túi cơm" có sống cũng phí cơm gạo, phí không khí thở, phí nước uống, phí vải may quần áo, đem nó so sánh với con vật cũng thua kém. Vì con vật chính nó tự tạo bộ lông cho nó, tự kiếm thực phẩm nuôi nó. Con người phạm vào các tội ác, tìm cách sống an nhàn, thụ hưởng vị kỷ tham lam, chính nó đã tự hạ giá trị thua kém rất nhiều so với loài vật. Một chế độ dù đã qua đi theo thời gian nhưng mọi người còn giữ mãi chế độ ấy trong lòng, coi như cảnh thiên đường cuộc sống. Tiên Dung, Chử Ðồng Tử sống vì chân lý. Với họ, lâu đài, ngai vàng, châu báu, quyền năng, khi cần tạo nên cũng như khi cần trút bỏ vì nghĩa sống cao đẹp, họ đều hành động đúng hoàn cảnh, hợp lẽ phải, đạo lý. Triết lý cái không để lại, lại mang ý nghĩa là cái mãi mãi còn để lại là đất nước Thiên Ðường của Tiên Dung, Chử Ðồng Tử. Họ đã sống thoát ra ngoài khuôn khổ định mệnh, thoát cả ra ngoài ước thúc trần lụy, nét đẹp tiên cách phi phàm của họ là ở đó, và cũng vì lẽ đó, người dân Việt đời đời mãi mãi về sau tôn kính coi họ là tiên. Họ bất tử!
Ðoàn quân được lệnh vua đi tiễu trừ đất nước miền Thiên Ðường Tự Nhiên Như Ý, nơi mà cơ chế tổ chức xã hội con người được mọi người muốn sống trong đó, đã phải làm công việc ngược với lương tâm họ. Vì đoàn quân tiễu trừ phải chống lại chân lý, đạp đổ hạnh phúc của nhiều con người. Ðoàn quân được lệnh tiễu trừ một tổ chức đất nước hoàn thiện, sức mạnh tiễu trừ chỉ như mũi tên phóng theo chiều ngược gió. Khi Tiên Dung ra lệnh không được cự chiến với đoàn quân triều đình: "phải tuân theo lệnh điều chính, chờ lệnh chém giết", mục tiêu của mũi tên tiễu trừ ngược chiều gió mạnh cũng không còn, mũi tên lao vào khoảng trống để rồi rơi xuống. Truyện tích ghi: ...đoàn quân bị gió bão nổi lên lúc nửa đêm... làm quan quân đại loạn.. Giả sử đoàn quân vì nghĩa đi dẹp loạn tàn bạo hung ác, chắc khó có cơn bão lớn nào làm tan được. Nhưng đoàn quân ấy đã tự tan vì mất hết lý tưởng chiến đấu, không thể đang tâm giết những con người nhân ái, hiền lành, lại là ruột thịt: Chính Tiên Dung là con ruột của nhà vua, mọi người sống với Tiên Dung cũng đều là anh em, con cháu ruột thịt của những tướng, những quân trong hàng ngũ đoàn quân đi tiễu trừ. Liệu họ có thể cầm đao, kiếm, chém giết những người họ rất mực yêu thương, những người sắp bị họ chém giết cũng rất mực yêu thương họ, cũng coi họ là những người ruột thịt trừu mến? Tất cả những người đáng thương xót ấy đều không ai chống cự họ, đang quăng hết mọi thứ vũ khí đao, kiếm ghê tởm, nước mắt đầm đìa nhìn họ với ánh mắt tình yêu thương chan chứa.
Sức mạnh hóa giải chiến tranh bạo lực của Tiên Dung thực tuyệt diệu. Chiến tranh phát khởi do ngộ nhận, xung khắc, tham vọng, hận thù. Tổ chức xã hội trong hệ thống đất nuớc của Tiên Dung và Chử Ðồng Tử chỉ nên coi là vùng đất tự trị và tới khi đoàn quân nhà vua tới dẹp đã tự giải tán, tất không ai có thể ngộ nhận là trung tâm giấy loạn, đối tượng xung khắc, hận thù cũng không còn, đã như thế cũng chẳng còn gì để tiễu trừ, chinh phạt.
Về sau Triệu Quang Phục thác cớ được "vuốt rồng" của Chử Ðồng Tử là đấng đại tiên coi giữ đầm Dạ Trạch, cũng chỉ để trang bị cho đoàn quân chống xâm lăng ý chí tinh thần chiến đấu, một phần nào học được cái hay người xưa, biết phân tán lực lượng đề bảo tồn lực lượng. Tuy đối tượng chiến đấu cùng hoàn cảnh chiến đấu có khác với thời Tiên Dung và Chử Ðồng Tử, nhưng Triệu Quang Phục cũng nhờ biết theo kế hoạch phân tán lực lượng, lấy mềm yếu thắng hung hãn, dùng thuyền độc mộc đánh du kích và xung kích, trong địa bàn thủy trận, từng làm điêu đứng quân Trần Bá Tiên tới táng mạng Dương Sằn.
Về sau nữa, Nguyễn Trãi trước khi tìm tới Lê Lợi bày kế chống ngoại xâm, ông cũng tự tìm tới đền thờ Chử Ðồng Tử để cầu mộng. Ý nghĩa việc cầu mộng chỉ là: một đêm Nguyễn Trãi nằm ngủ ngay tại ngôi đền thờ Chử Ðồng Tử, Tiên Dung, sau khi đã thắp hương cầu nguyện, để suy tư tới tư tưởng, chính sách, chiến lược của hai đấng siêu phàm, rồi sau thấy được suy tư của mình hiện lên trong giấc mộng. Coi như đấy là sự chỉ bảo của thần nhân.
Cho tới sau này, vào cuối thế kỷ 19, khi người Pháp xâm chiếm và bắt đầu chế độ cai trị tại Việt Nam, tại khu vực đầm Dạ Trạch cũng được nhà lãnh tụ yêu nước Nguyễn Thiện Thuật lập chiến khu Bãi Sậy chống Pháp kiên cường nhiều năm.
Sức mạnh biết hóa giải, phân tán hay tập hợp, tùy lúc tùy hoàn cảnh là sức mạnh bất diệt. Mọi sức mạnh cường mãnh chống lại sức mạnh biết phân tán chỉ như đao kiếm chém vào nước. Lấy chiến tranh chống lại chiến tranh, ở nhiều trường hợp cùng các khía cạnh nào đó, là đồng lõa với chiến tranh. Ðem bạo lực chế ngự bạo lực là chồng thêm một tầng dày bạo lực lên cuộc sống con người. Sức mạnh hóa giải chiến tranh bạo lực giống như triết lý khoảng không "bánh dầy" vũ trụ của Lang Liêu; giống như vòng tròn cõi "không" của Phật giáo; lại cũng giống như thuyết "cái thuyền không" trong "Nam Hoa kinh" của Trang Tử. Câu nói "tay không đánh giặc" đâu có phải là câu nói ngoa ngôn! Cũng như về sau Vương Dương Minh nói: "Cuộc chiến thắng vĩ đại nhất là cuộc chiến thắng không phí một mũi tên, không mất một giọt máu!".
- Chiến thắng bằng tình thương, tư tưởng, văn hóa là thượng sách.
- Chiến thắng bằng chính trị, kinh tế, xã hội là trung sách.
- Chiến thắng bằng quân sự, bạo lực là hạ sách (quân sự nhi hạ sách).
Hoặc nói cho đơn giản, dễ hiểu thì: "đánh trăm trận trăm thắng đã là giỏi, nhưng không đánh mà thắng mới thực là giỏi". Dĩ nhiên không đánh không có nghĩa là không áp dụng những phương pháp chiến thắng có lợi hơn là phải chiến tranh. Tội ác chiến tranh đáng kết tội, đáng phỉ nhổ, vì: bọn chủ mưu chiến tranh thường không chết, hoặc chết rất ít, trong khi muôn triệu người vô tội bị chết oan trong chiến tranh, dù họ ở bên thắng hay bên bại, ở bên gây chiến hay phía phải tự vệ. Bộ máy nhân sự, phương tiện khổng lồ chiến tranh có thể giết oan hàng chục triệu người, nhưng chính nó hoàn toàn bất lực, không thể cứu sống lại dù chỉ một mạng người đã chết oan bởi chiến tranh. Nói một cách đúng sự thực hơn: Thách thức toàn bộ nền văn minh, khoa học bạo lực chiến tranh từ trước tới nay, hãy làm sống lại dù một con sâu hay cái kiến bị chết oan trong chiến tranh, chắc cũng không thể làm được. Trong chiến tranh, các thế lực tham chiến tìm mọi phương cách: tôn vinh lý tưởng, chủ nghĩa, luật lệ và giáo dục, cưỡng bách, dụ dỗ, tuyên truyền, phỉnh gạt để mọi người, mọi phương tiện phải tham gia giết chóc bạo ngược cùng hủy diệt, tàn phá. Tới khi kết thúc chiến tranh thì phe cầm đầu thắng trận thường cũng bắt đầu thiết lập ngay hệ thống áp bức, phi nhân, bất bình đẳng trên cuộc sống, cho kẻ cầm đầu thắng thế thủ lợi, đa số lương dân vô tội đáy cùng xã hội, dù ở bên thắng hay bên bại thường vẫn chung kiếp sống lao khổ. Lương tâm cùng công lý thực rất khó khăn nảy mầm trong lòng bàn tay sắt kẻ chiến thắng bằng bạo lực!
Ý thức hòa bình là: từ bỏ tham vọng chinh phục và đồng hóa kẻ khác bằng bạo lực. Người xưa nói: "Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa" (Luận Ngữ, thiên Tử Lộ). Khái niệm này, tuy kín đáo, ẩn ngụ, nhưng tỏ rõ rất tôn trọng quyền tự do của con người. Con người có nhân cách, tri thức không thể ép người khác giống mình, chỉ nên hòa thuận cùng nhau, bọn tiểu nhân thiếu nhân cách mới bắt người khác giống theo mình, dù thâm tâm người khác không thể hòa với mình được. Trong quần thể giao tế các con người hòa chung, bình đẳng tự do phát biểu mọi tư kiến, phát minh, để làm giàu tư duy cuộc sống chung, chấp nhận các điều hay, loại trừ các sai sót, rồi sau theo đa số chọn sự đồng thuận, mới mang lại sự hòa thuận, tiến bộ, hợp quần.
Khổng Tử nói: "Người quân tử không có gì để tranh giành" (Quân tử vô sở tranh). Lão Tử cũng nói: "Nếu giữ không có tranh chấp thì thiên hạ không thể có tranh chấp" (Phù duy bất tranh cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh). Thích Ca cũng là người luôn chủ trương từ bi, hỉ xả, ngăn cấm sát hại sinh linh. Quan niệm hòa bình có trong nhân loại không phải mãi sau này, mới có các triết gia phát hiện những điều lợi cho cuộc sống. Các tư tưởng ấy chỉ đã được thâu nhận, đúc kết hoặc lập lại các mẫu hình của các tư tưởng nhiều thời đại có từ thượng cổ. Cuộc sống Chử Ðồng Tử và Tiên Dung là mô hình cuộc sống an lạc, thanh bình có từ lâu đời.
"Lấy sự khoan hậu để giáo hóa, không dùng chính sách vô đạo để báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của người phương Nam, người quân tử nên lấy đó mà làm theo". Ðó là câu nói của Khổng Tử, tạm dịch theo sách Trung Dung: "Khoan nhi dĩ giáo, bất báo vô đạo, Nam phương chi cường giả, quân tử cư chi". Những người phương Bắc nên nhuần thấm lời nói Khổng Tử, nhận được cái hay, cái đẹp, cái đáng tôn trọng, bảo vệ được thanh bình, hạnh phúc của tư tuởng người phương Nam vốn đã có từ nghìn xưa. Người phương Bắc cũng nên học cái đạo quân tử mà người phương Nam đã làm được, để cũng thành được bậc quân tử. Những lời nói hay đó nhiều thế hệ đã trải qua, nhiều triều đình bạo ngược bành trướng phuơng Bắc vẫn chưa biết giá trị thanh bình, nên nhiều kẻ còn theo đuổi giấc mộng xâm lăng miền Nam.
Công lý sống chung trong xã hội loài người, cho tất cả mọi nơi có thể áp dụng, chỉ là: "Muốn sống hòa bình hạnh phúc, nên từ bỏ tham vọng chinh phục và đồng hóa người khác. Chinh phục đồng hóa người khác, không thể tạo hòa khí cùng cảm phục trong lòng người". Trong lòng người đã không có hòa bình, tất cái mầm loạn lạc cũng từ đó mà ra.
Từ khi có con người có chiến tranh, ngay những kẻ chiến thắng nhìn vào những tổn thất do chiến tranh gây ra, cả kẻ chiến thắng và người chiến bại, đều cùng phải nhận tổn hại thương đau và cũng cùng chỉ là những kẻ bại trận!
Vấn đề đưa ra các nguyên tắc kiềm chế, cưỡng đặt một xã hội không giai cấp là điều một số người có thiện chí xã hội mong ước, song thực tế lại là điều không tưởng. Nếu người ta ra sức làm mọi cách và làm bất cứ cách nào để có nó, sẽ tăng cao chồng chất nỗi đau khổ cho con người. Giống như người ta hy vọng: từ hướng trời tây sắp chìm vào bóng đêm sẽ mọc lên một mặt trời buổi sáng bình minh.
Người xưa có câu nói rất có ý nghĩa cảnh giác:
"Làm thầy thuốc sai lầm, giết một mạng người; làm chính trị sai lầm, giết cả một dân tộc; làm văn hóa sai lầm, giết cả một thế hệ!"
Thiết nghĩ từ câu nói trên, kính mong những người làm chính trị, làm văn hóa, nên hết sức cẩn trọng mọi việc, kể từ việc nhỏ tới việc lớn.
Mãi về sau, nhiều người dân Việt sống quanh miền đền thờ Tiên Dung, Chử Ðồng Tử vẫn liên tưởng nghĩ tới thời xa xưa : gậy thần của thánh chỉ sông sông cạn, chỉ núi núi tan, chỉ ngàn ngàn cháy và thường trong mọi sinh hoạt hàng ngày không ai dám cắm gậy và úp nón lên trên gậy vì cho làm như thế, dù có là vô tình, cũng là coi thường và bất kính đối với thánh nhân. Thiết nghĩ mọi việc làm tỏ ý tôn kính thánh của dân chúng cũng chỉ muốn chứng tỏ uy linh và triết lý của hai vị thánh nói trên luôn mang lại những hiệu quả lợi ích cho cuộc sống.